Tài chính và việc làm

Tài chính và việc làm

Du học Úc: Tài chính và việc làm: Trung bình hàng tuần, một du học sinh tại Australia chi khoảng 320 đô la Australia cho các chi phí như nhà ở, thực phẩm, quần áo, giải trí, đi lại, du lịch trong và ngoài nước, điện thoại và các phí tổn khác. Học sinh phổ thông thường chi ít hơn cho các nhu cầu tương tự: khoảng 265 đô la Australia/một tuần. Tất nhiên các con số này chỉ mang tính chất hướng dẫn, thực tế chi phí phụ thuộc vào các điều kiện cá nhân như địa điểm học, khoá học và lối sống của mỗi người…

Ngân sách chi tiêu

Điều kiện tiên quyết là học sinh nên có một kế hoạch chi tiêu bao gồm các phí tổn như chỗ ở, thực phẩm, di chuyển, quần áo và giải trí. Đối với trường hợp học sinh có gia đình đi cùng, nếu có con nhỏ cũng cần tính toán chi phí giữ trẻ.

Trung bình hàng tuần, một du học sinh tại Australia chi khoảng 320 đô la Australia cho các chi phí như nhà ở, thực phẩm, quần áo, giải trí, đi lại, du lịch trong và ngoài nước, điện thoại và các phí tổn khác. Học sinh phổ thông thường chi ít hơn cho các nhu cầu tương tự: khoảng 265 đô la Australia/một tuần. Tất nhiên các con số này chỉ mang tính chất hướng dẫn, thực tế chi phí phụ thuộc vào các điều kiện cá nhân như địa điểm học, khoá học và lối sống của mỗi người.

Khi đến Australia, học sinh có thể đổi ngoại tệ sang tiền tệ Australia tại các quầy đổi tiền ở phi trường, ngân hàng hoặc tại khách sạn. Học sinh có thể dùng trực tiếp các loại ngân phiếu du lịch (travellers cheque) nếu giá trị của ngân phiếu du lịch được tính bằng đơn vị đồng đô la Australia hoặc cũng có thể vào ngân hàng đổi các chi phiếu này ra tiền Australia hay đổi sang tiền mặt tại các khách sạn lớn và một số cửa tiệm.

Tốt hơn hết là học sinh nên mở một trương mục ngân hàng ở Australia. Ðể làm điều này, học sinh cần mang theo thị thực và giấy tờ chứng minh nơi cư ngụ. Các dịch vụ ngân hàng ở Australia có sự cạnh tranh ráo riết với nhau nên cũng cần có sự cân nhắc kỹ cho phù hợp với điều kiện cá nhân. Australia có hơn 20 công ty tài chính trong và ngoài nước. Các ngân hàng lớn đều có chi nhánh tại các thành phố và các trung tâm khu vực. Hầu hết các trung tâm thương mại đều có các máy rút tiền tự động ATM (Automatic Teller Machine). Học sinh có thể dùng các máy ATM để ký gửi hoặc rút tiền hầu như bất kỳ lúc nào. Ða số các cửa hàng lớn, các siêu thị và các cửa tiệm bán hàng chuyên có trang bị tiện nghi trả tiền điện tử (EFTPOS). Với tiện nghi này, khách hàng có thể dùng các loại thẻ ngân hàng để thanh toán tiền mua đồ và trong một số trường hợp còn có thể rút thêm tiền mặt nữa.

Hệ thống tiền tệ Australia áp dụng theo hệ thập phân với đơn vị cơ bản là đô la và xu (cent). Một đô-la bằng 100 xu. Tiền giấy có 5 loại trị giá: 5, 10, 20, 50 và 100 đô la. Tiền cắc gồm có các đồng 5 xu, 10 xu, 20 xu và 50 xu màu bạc, và đồng 1 đô la và 2 đô-la màu hoàng kim. Ở Australia, thẻ tín dụng được sử dụng rất phổ biến trong việc mua bán. Các loại thẻ phổ thông được các cơ sở thương mại chấp nhận bao gồm các thẻ American Express, Bankcard, Diners International, Mastercard, Visa và một số thẻ tín dụng có liên kết với các công ty tài chính này.

Du học sinh cũng cần lưu ý rằng ở Australia không có tập tục cho tiền buộc-boa. Các khách sạn và nhà hàng cũng không áp dụng lệ phí phục vụ. Tại những nhà hàng sang trọng, khách hàng thường thưởng cho nhân viên phục vụ (bồi bàn) một món tiền buộc-boa, khoảng 10% hoặc ít hơn chi phí ăn uống, nếu cảm thấy được phục vụ chu đáo và tận tình. Học sinh có thể phải trả tiền khuân vác tại các nhà ga. Riêng tại các khách sạn, đây là một dịch vụ miễn phí. Nói chung việc cho tiền buộc-boa tùy thuộc vào sở thích cá nhân chứ không bắt buộc tại Australia.

Việc làm trong thời gian học tập

Du học sinh đến Australia theo diện thị thực du học có thể nộp đơn xin được phép tìm việc làm trong khi đi học. Sau khi được chấp thuận, học sinh có thể làm các công việc không thường xuyên, tối đa 20 giờ/tuần trong thời gian đang học tại trường, và làm các công việc toàn thời trong thời gian nghỉ hè. Riêng đối với du học sinh đang theo học chương trình thạc sĩ hoặc tiến sĩ theo diện thị thực thứ hạng 574, họ có thể làm việc không giới hạn số giờ. Tất nhiên học sinh cũng cần xác định rõ rằng số tiền kiếm được ở Australia chỉ là thu nhập bổ xung và không nên xem đó là nguồn thu nhập duy nhất.

Các thành viên trong gia đình cũng có thể nộp đơn xin Bộ Di trú Australia chấp thuận cho có việc làm tối đa 20 giờ/tuần và có thể đi làm bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, học sinh chỉ có thể xin cấp loại thị thực cho phép làm việc sau khi học sinh đến Australia và đã nhập học. Lệ phí nộp đơn là 50 đô la Australia.

Ða số du học sinh xin làm những công việc không thường xuyên hoặc bán thời trong thời gian học tập. Có một số công việc có liên hệ chặt chẽ với ngành học (chẳng hạn như các sinh viên sĩ quan ngoài thời gian học ở trường, họ tham gia các công việc tại đơn vị trong những thời gian còn lại, hoặc các sinh viên luật khoa thường xin việc làm bán thời tại các văn phòng luật sư). Một số sinh viên đi dạy kèm học sinh phổ thông, hoặc làm các công việc trong trường như căng tin, nhà sách, văn phòng hoặc phụ tá trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra du học sinh cũng có thể tìm các công việc bên ngoài như bán hàng, giữ trẻ, làm vườn, tiếp tân, bồi bàn, hái trái cây hoặc các công việc khác.

Ở một số cơ sở giáo dục còn có cả dịch vụ tìm kiếm việc làm cho học sinh. Khi đi làm, học sinh cần có số hồ sơ thuế (tax file number) do Sở Thuế vụ Australia cấp. Trong một số trường hợp, thân nhân của du học sinh cũng được phép đi làm.

Việc làm sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp từ các trường cao đẳng và đại học của Australia thường có nhiều chọn lựa nghề nghiệp, bao gồm những việc làm đầy hứng thú và thách đố như việc làm cho các ngân hàng lớn, các công ty tư vấn về quản trị, các công ty liên quốc, các tổ hợp pháp lý, công ty công nghệ cao và rất nhiều ngành nghề khác.

Rất nhiều trường cao đẳng và đại học có tổ chức các buổi hội thảo để chuẩn bị cho sinh viên tốt nghiệp trở về quê nhà, và những lời khuyên về vấn đề tìm việc làm.

Australia và các nước trên thế giới đều có những công ty tuyển mộ nhân viên giúp sinh viên tốt nghiệp tìm kiếm việc làm thích hợp và cung cấp các dịch vụ cố vấn nghề nghiệp. Nhiều công ty lớn có riêng dịch vụ tuyển mộ nhân viên và đánh giá cao những sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm quốc tế chẳng hạn như những sinh viên tốt nghiệp với một văn bằng của Australia.

Chương trình di dân theo diện tay nghề của Chính phủ Australia nhắm vào các thành phần trẻ, có trình độ giáo dục, tay nghề và những khả năng xuất sắc có thể đóng góp vào việc phát triển nền kinh tế nước Australia. Trong tổng số những di dân sang Australia theo diện tay nghề thì có đến phân nửa là những thành phần du học sinh đã tốt nghiệp tại Australia. Số lượng di dân theo diện tay nghề trong thời gian gần đây đã gia tăng vì sự thành công trong việc thu hút sinh viên tốt nghiệp đến Australia lập nghiệp, đặc biệt là trong những ngành đang có nhu cầu cao như công nghệ thông tin, y tá và kế toán.
Ðể có thể di dân sang Australia theo diện tay nghề, học sinh cần đạt đủ điểm theo hệ thống tính điểm di dân và hội đủ một số yêu cầu cơ bản như hạn tuổi của người xin di dân không quá 45 tuổi, có đủ khả năng Anh ngữ, có bằng cấp đại học hoặc cao đẳng, hoặc kinh nghiệm việc làm có liên hệ đến nghề nghiệp học sinh đề cử trong đơn xin di dân. Học sinh sẽ được thêm điểm nếu có các bằng cấp của Australia.

Để có thêm thông tin chi tiết về trường, thủ tục đăng kí học và xin visa du học Úc, bạn hãy liên hệ tới Văn phòng Du học Cát Linh . Chúng tôi tư vấn và giúp bạn xin thư mời học.

Hotline : 0986725651

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.