Luật mới quy định về xin visa du học Nhật Bản 2019

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam ngày 11/2 phát đi thông báo, kể từ 1/3, những người xin cấp visa du học sang các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật cần nộp giấy xác nhận văn bằng tốt nghiệp THPT. Liệu quy định mới này có ảnh hưởng tới các du học sinh Việt Nam không?

Cụ thể, trong thông báo ngày 11/2, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết từ ngày 1/3, người xin cấp visa du học tại các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật cần nộp “Giấy xác nhận văn bằng tốt nghiệp trung học phổ thông” trong hồ sơ xin cấp visa.

Đại sứ quán Nhật Bản và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đưa ra giải pháp này nhằm ngăn chặn việc giả mạo bằng tốt nghiệp THPT và việc hướng dẫn không đúng về du học Nhật từ các công ty tư vấn.
Để giải quyết vấn đề, Đại sứ quán Nhật Bản phối hợp Bộ GD&ĐT thực hiện biện pháp này. Lưu ý, các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật được xin cấp tư cách lưu trú du học cho đối tượng là người nước ngoài sang cư trú tại Nhật Bản với mục đích chính là học tiếng Nhật được Bộ tư pháp Nhật Bản đăng tải thông tin trong mục các cơ sở giáo dục tiếng Nhật.

Về cách thức đăng ký xin cấp giấy xác nhận văn bằng, cá nhân tìm hiểu hướng dẫn trên trang web của trung tâm công nhận văn bằng Cục quản lý chất lượng Bộ GD&ĐT (VN-NARIC), điền các thông tin cần thiết vào mẫu đơn, scan bằng tốt nghiệp trung học phổ thông

Hướng dẫn cấp giấy xác nhận văn bằng được đăng tải trên website của Trung tâm công nhận văn bằng thuộc Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục). Những người có nhu cầu có thể tìm hiểu, điền thông tin cần thiết vào mẫu đơn, scan bằng tốt nghiệp THPT và gửi tới [email protected]. Lệ phí là 350.000 đồng một lần cấp giấy. Thời gian cấp khoảng 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

“Đại sứ quán Nhật Bản đề nghị các lưu học sinh và thực tập sinh kỹ năng tuân thủ đúng quy định, đề phòng trường hợp phải gánh một món nợ lớn và trải qua cuộc sống không mong muốn tại Nhật Bản”, thông báo viết.

Trước đó đầu tháng 2, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cũng gửi thông tin cảnh báo tới Sở Giáo dục 63 tỉnh, thành phố và các trường phổ thông nhằm tránh việc học sinh bị lừa gạt dẫn đến phải gánh chịu những khoản nợ lớn.

Đại sứ quán đưa ra ví dụ về những lời dụ dỗ có nội dung sai lệch như “Vừa học vừa làm thêm một tháng cũng kiếm được trên 30 nghìn yên (khoảng 60 triệu đồng)”, “Mức lương được nhận một giờ là 3 nghìn yên (khoảng 600 nghìn đồng)”, hay “Trong thời gian du học, thu nhập từ việc làm thêm không những có thể chi trả toàn bộ chi phí học tập và sinh hoạt mà còn có thể gửi về gia đình”.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.